Từ nguyên Trung_Quốc

Bài chi tiết: Tên gọi Trung Quốc
Tên gọi Trung Quốc bằng chữ Hán.
Trung Quốc
Tên tiếng Trung
Giản thể中国
Phồn thể中國
Phiên âm
Tiếng Cám
- Bính âmTung-koe̍t
Tiếng Khách Gia
- Bính âmDung24 Gued2
Quan thoại
- Bính âm Hán ngữZhōngguó
- Bính âm thông dụngJhongguó
- Wade–GilesChung1-kuo2
- Quốc ngữ La Mã tựJong'gwo
- MPS2Jūng-guó
- Chú âm phù hiệuㄓㄨㄥ ㄍㄨㄛˊ
- Tiểu nhi kinhﺟْﻮ ﻗُﻮَع
Tiếng Mân
- Bạch thoại tự
tiếng Mân Tuyền Chương
Tiong-kok
- Bình thoại tự tiếng Mân ĐôngDṳ̆ng-guók
Tiếng Ngô
- Bính âmTson平 koh入
Tiếng Tương
- Bính âm/tan33 kwɛ24/
Tiếng Quảng Đông
- Việt bínhZung1 gwok3
- La tinh hóa YaleJūnggwok
Tên tiếng Trung thay thế
Giản thể中华人民共和国
Phồn thể中華人民共和國
Phiên âm
Tiếng Cám
- Bính âmChungfa Ninmin Khungfokoet
Tiếng Khách Gia
- Bính âmDung24 fa11 ngin11 min11 kiung55 fo11 gued2
Quan thoại
- Bính âm Hán ngữZhōnghuá Rénmín Gònghéguó
- Chú âm phù hiệuㄓㄨㄥ ㄏㄨㄚˊ ㄖㄣˊ ㄇㄧㄣˊ ㄍㄨㄥˋ ㄏㄜˊ ㄍㄨㄛˊ
- Tiểu nhi kinhﺟْﻮ ﺧُﻮَ ژٌ مٍ ﻗْﻮ حْ ﻗُﻮَع
Tiếng Mân
- Bạch thoại tự
tiếng Mân Tuyền Chương
Tiong-hôa jîn-bîn kiōng-hô-kok
- Bình thoại tự tiếng Mân ĐôngDṳ̆ng-huà Ìng-mìng Gê̤ṳng-huò-guók
Tiếng Ngô
- Bính âmTson平 gho平 zin平 min平 gon去 ghu平 koh入
Tiếng Tương
- Bính âm/tan33 go13 ŋin13 min13 gan45 gu13 kwɛ24/
Tiếng Quảng Đông
- Việt bínhZung1 waa4 jan4 man4 gung6 wo4 gwok3
- Latinh hóa YaleJūngwàh Yàhnmàhn Guhngwòhgwok
Tên tiếng Tạng
Tiếng Tạngཀྲུང་ཧྭ་མི་དམངས་སྤྱི
མཐུན་རྒྱལ་ཁབ
Phiên âm
- Wyliekrung hwa mi dmangs spyi mthun rgyal khab
- Bính âm tiếng TạngZhunghua Mimang Jitun Gyalkab
Tên tiếng Việt
Tiếng ViệtTrung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc
Tên tiếng Choang
Tiếng ChoangCunghvaz Yinzminz Gunghozgoz
Tên tiếng Mông Cổ
tiếng Mông Cổ
Phiên âm
- SASM/GNCBügüde nayiramdaqu dumdadu arad ulus
Tên tiếng Duy Ngô Nhĩ
Tiếng Duy Ngô Nhĩ
جۇڭخۇا خەلق جۇمھۇرىيىت
Phiên âm
- Latinh YëziqiJungxua Xelq Jumhuriyiti
- Yengi Yezik̡Junghua Həlk̡ Jumh̡uriyiti
- SASM/GNCJunghua Hälk̂ Jumĥuriyiti
- Siril YëziqiҖуңхуа Хәлқ Җумһурийити

Quốc hiệu chính thức hiện nay của nước này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó). Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là Trung Quốc (giản thể: 中国; phồn thể: 中國; bính âm: Zhōngguó) và Trung Hoa (giản thể: 中华l; phồn thể: 中華; bính âm: Zhōnghuá).

Từ "Trung Quốc" xuất hiện sớm nhất trong "Thượng thưTử tài", viết rằng "Hoàng thiên ký phó trung quốc dân", phạm vi chỉ là khu vực Quan Trung–Hà Lạc vốn là nơi cư trú của người Chu. Đến thời Xuân Thu, nghĩa của "Trung Quốc" dần được mở rộng đến mức bao quát các nước chư hầu lớn nhỏ trong khu vực trung hạ du Hoàng Hà. Sau đó, cương vực các nước chư hầu mở rộng, phạm vi "Trung Quốc" không ngừng mở rộng ra tứ phía. Từ thời Hán trở đi, triều dã và văn nhân học sĩ có tập quán gọi vương triều Trung Nguyên do người Hán lập nên là "Trung Quốc". Do đó, các dân tộc phi Hán sau khi làm chủ Trung Nguyên cũng thường tự xem bản thân là "Trung Quốc", như triều đại Bắc Ngụy do người Tiên Ti kiến lập tự xưng là "Trung Quốc" và gọi Nam triều là "Đảo Di". Đồng thời kỳ, Nam triều do người Hán kiến lập tuy dời Trung Nguyên song vẫn tự xem bản thân là "Trung Quốc", gọi Bắc triều là "Tác Lỗ". KimNam Tống đều tự xưng là "Trung Quốc", không thừa nhận đối phương là "Trung Quốc". Do vậy, "Trung Quốc" còn bao gồm ý nghĩa về kế thừa văn hóa, và có chính thống. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử, chưa có vương triều nào sử dụng "Trung Quốc" làm quốc danh chính thức. "Trung Quốc" trở thành quốc danh chính thức bắt đầu từ khi Trung Hoa Dân Quốc kiến lập vào năm 1912.[27]

Triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung QuốcHạ, đương thời dân sống từ trước tại lưu vực trung hạ du Hoàng Hà tự xưng là "Hoa Hạ", hoặc giản xưng là "Hoa", "Hạ". Từ "Hoa Hạ" xuất hiện sớm nhất là trong "Tả truyện-Tương công nhị thập lục niên", ghi rằng "sở thất Hoa Hạ". Khổng Dĩnh Đạt thời Đường thì nói "Hoa Hạ vi Trung Quốc dã".[27] "Trung Hoa" là giản lược từ liên kết "Trung Quốc" và "Hoa Hạ", ban đầu chỉ khu vực rộng lớn ở lưu vực trung hạ du Hoàng Hà. "Xuân Thu cốc lương truyện" quyển 1 "Ẩn công chú sơ" có viết rằng "Tần nhân năng viễn mộ Trung Hoa quân tử". Sau này, phàm là thuộc khu vực quản lý của vương triều Trung Nguyên thì đều được gọi chung là "Trung Hoa", ý chỉ toàn quốc. Hàn Ốc thời Đường có câu "Trung Hoa địa hướng biên thành tẫn, ngoại quốc vân tòng đảo thượng lai", đối lập giữa "Trung Hoa" và ngoại quốc. Do vậy, "Trung Quốc" cũng có thể gọi là Trung Hoa, gọi tắt là "Hoa", người Hán cư trú tại hải ngoại có thể gọi là "Hoa kiều", nếu đã nhập quốc tịch nước khác thì có thể gọi là "Hoa nhân ngoại tịch".[27]

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại Quốc Dân Đảng trong cuộc nội chiến Trung Quốc và kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục, nhà nước do Đảng Cộng sản cầm quyền được thành lập, vẫn giữ tên ngắn "Trung Quốc" nhưng thay đổi quốc hiệu và khẳng định "Trung Quốc" nghĩa là "Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc" (nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Còn thực thể "Trung Quốc" do Quốc Dân Đảng cầm quyền định nghĩa là "Trung Hoa Dân Quốc" đã di dời sang Đài Loan, nay trở thành Đài Loan với quốc hiệu cũ "Trung Hoa Dân Quốc", chính phủ Trung Quốc coi là lãnh thổ ly khai bất hợp pháp và cần phải thống nhất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trung_Quốc http://www.environment.gov.au/soe/2001/publication... http://en.ce.cn/National/Rural/200602/21/t20060221... http://www.china.com.cn/xxsb/txt/2005-10/10/conten... http://europe.chinadaily.com.cn/epaper/2013-07/05/... http://www.chinadaily.com.cn/2010-03/03/content_95... http://www.chinadaily.com.cn/bizchina/2008-11/21/c... http://www.chinadaily.com.cn/bizchina/2013-01/18/c... http://www.chinadaily.com.cn/china/2008-01/11/cont... http://www.chinadaily.com.cn/china/2011-08/08/cont... http://www.chinadaily.com.cn/en/doc/2003-07/11/con...